26 July, 2017

Sinh Viên Ô Tô Đọc - Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học

Nhiều bạn sau khi đỗ Đại học thường rất thảnh thơi, bởi họ đơn giản nghĩ rằng vào được Đại học là chắc chắn sẽ có trong tay một suất việc làm tốt. Học đại học lại do mỗi cá nhân tự giác, nên nhiều người nghĩ học đại học đơn giản.

đại học

Nhưng thực tế "Học đại học như thế nào để khi ra trường bạn có được một nghề nghiệp xứng đáng với mức lương mơ ước?"

Đó là câu hỏi khó mà không phải ai cũng biết cách trả lời. Mỗi bạn sinh viên dù là năm đầu hay năm cuối đều chia sẻ một "căn bệnh" học tập khác nhau, kiểu như "nước đến chân... vẫn chưa thèm nhảy", "học từ đâu, lâu lâu mới biết" hay "điên đầu vì học"...

Đừng đợi đến khi tốt nghiệp đại học là tổng hợp kinh nghiệm quý báu của các "lão làng" khi đứng trước thời điểm lựa chọn quan trọng của cuộc đời, cung cấp cho bạn lời khuyên về cách thức tư duy và phương pháp học tập để hóa giải những "căn bệnh" muôn thưở của sinh viên như:

- Đánh bại thói lề mề
- Rèn luyện tinh thần tự học
- Lưu giữ sự hiếu kỳ và khả năng quan sát
- Học cách tư duy độc lập
... và còn rất nhiều bí-kíp-lợi-hại khác nữa!

đại học

Tải Ebook tại đây
Xem thêm nhiều Ebook hơn tại: Tủ sách sinh viên

Chúc bạn đọc thu thập được nhiều điều bổ ích!

11 July, 2017

Hướng Dẫn Về Nhiên Liệu Và Vật Liệu Bôi Trơn – Phần 2

Hôm nay, Cộng Đồng Sinh Viên Ô Tô gửi tới các bạn phần 2 trong loạt bài Hướng Dẫn Sử Dụng Nhiên Liệu Và Vật Liệu Bôi Trơn.

Như các bạn đã biết, nhiên liệu và vật liệu bôi trơn là những phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động cửa động cơ ô tô. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Mỡ và Dầu Thủy Lực.

Mỡ

Mỡ là một chất bôi trơn dạng nữa rắn. Hãy cẩn thận để sử dụng đúng loại.
Chú Ý: Mỡ khoáng có ảnh hưởng tiêu cực đến các chi tiết bằng cao su, như các cúp-pen của xy-lanh phanh bánh xe sẽ bị cứng lại. Hãy bôi mỡ gốc xà phòng litium glycon vào các chi tiết cao su.
nhiên liệu
Mỡ đa dụng (MP)
Màu mỡ: Vàng nhạt.
Những nơi sử dụng:
  • Vòng bi bánh xe.
  • Khớp các-đăng.
  • Hộp số cầu lái.
nhiên liệu
Mỡ vòng bi bánh xe
Màu mỡ: Vàng nhạt.
Những nơi sử dụng: Vòng bi bánh xe.
nhiên liệu
Mỡ có gốc xà phòng Liti Disunphua Mollpden
Màu mỡ: Màu đen.
Những nơi sử dụng:
  • Thanh răng & trục vít.
  • Bán trục.
nhiên liệu
Mỡ gốc xà phòng Liti Glycol
Màu mỡ: Màu hồng.
Những nơi sử dụng:
  • Xy-lanh chính.
  • Xy-lanh cắt ly hợp.
  • Xy-lanh bánh xe.
  • Càng phanh đĩa.
nhiên liệu
Mỡ chịu nhiệt cao
Màu mỡ: Vàng nhạt xám.
Những nơi sử dụng: Mâm phanh.
nhiên liệu
Mỡ phanh đĩa
Màu mỡ: Màu xám.
Những nơi sử dụng: Tấm chống ồn của đĩa phanh.
nhiên liệu
Mỡ moay-ơ cắt ly hợp
Màu mỡ: Màu đen.
Những nơi sử dụng: Moay-ơ cắt ly hợp.
nhiên liệu

Dầu Thủy Lực

Có vài loại dầu thủy lực được dùng trong ô tô: dầu hộp số tự động, dầu trợ lực lái, dầu phanh, v.v...
Những loại dầu này có phạm vi ứng dụng rộng rãi, bao gồm truyền công suất, điều khiển thủy lực và bôi trơn.
nhiên liệu
ATF (dầu hộp số tự động)
ATF là một loại dầu có chất lượng và độ tinh chế cao, được sử dụng chủ yếu trong hộp số tự động (A/T). Trên thị trường có 5 loại dầu ATF được sử dụng: D-II, Loại T, T-II, T-III và T-IV.
Lưu Ý: ATF loại "T", "T-II" và "T-III" đã ngứng sản xuất sau khi giới thiệu loại "T-IV".
Chú Ý: Nhiều loại dầu khác nhau được sử dụng tùy theo kiểu hộp số. Do đó, trước khi thay ATF, chắc chắn rằng hãy tham khảo ký kiệu dầu trên que thăm hay nút xả dầu, và chương bôi trơn trong phần chuẩn bị của hướng dẫn sửa chữa.
nhiên liệu
Dầu trợ lực lái
Dầu trợ lực lái đóng vai trò làm dầu thủy lực mà tạo ra áp suất thủy lực, cũng như bôi trơn cho xy-lanh trợ lực và bơm.
Lưu Ý: ATF loại DEXRONR® II hay DEXRONR® III được sử dụng do loại này thỏa mãn được những yêu cầu trên.
nhiên liệu
Dầu phanh
Hệ thống phanh sử dụng nhiều chi tiết bằng cao sư như cúp-pen, cao su chắn bụi, ống dẫn dầu, v.v... Vì lý do đó, dầu phanh được chế tạo từ chất không phải dầu mỏ chủ yếu gồm glycol với ete và este nên không ảnh hưởng đến các chi tiết bằng cao su và kim loại.
Dầu phanh cũng được dùng cho ly hợp dẫn động thủy lực.
nhiên liệu
Các chú ý khi thao tác
nhiên liệu
THAM KHẢO
Các loại dầu phanh
Dầu phanh có 4 phân loại FMVSS (Tiêu chuẩn an toàn ô tô liên bang). Mặc dù chúng chủ yếu dựa trên điểm sôi, các yếu tố khác cũng được tính đến.
Lưu Ý:Điêm sôi: Nó cũng được gọi là điểm khô và điểm sôi khi thành phần nước là 0%.
Điểm sôi ướt: Nó cũng được gọi là điểm sôi bay hơi và điểm sôi khi thành phần nước là 3.5%.
nhiên liệu
Dầu thủy lực
Dầu giảm chấn
Dầu giảm chấn là dầu thủy lực nằm trong giảm chấn của hệ thống treo, chức năng của nó là giảm rung động của lò xo. Nó không thể thay thế được. Nếu có rò rỉ, phải thay thế giảm chấn.
Dầu hệ thống treo
Dầu hệ thống treo được sử dụng cho hệ thống treo. điều khiển độ cao chủ động.
nhiên liệu

06 July, 2017

Lời Khuyên Giúp Sinh Viên Muốn Lười Cũng Không Được

Hãy làm theo những lời khuyên sau để bản thân mình luôn chăm chỉ, năng động và tận dụng tốt quỹ thời gian rảnh rỗi của mình.

Là sinh viên, đa số bạn chỉ phải đến trường một buổi trong ngày. Thời gian còn lại, bạn không biết làm gì ngoài ăn-chơi-ngủ? Hãy làm theo những lời khuyên sau để bản thân mình luôn chăm chỉ, năng động và tận dụng tốt quỹ thời gian rảnh rỗi của mình.

Thắp đèn hoặc mở cửa sổ

Tắt đèn và nằm trong phòng tối sẽ khiến bạn dễ cảm thấy buồn ngủ và bạn có thể ngủ nướng suốt ngày dài. Để giữ cho cơ thể luôn tỉnh táo, bạn nên thắp đèn hoặc mở toang cử sổ để ánh sáng vào phòng. Ánh sáng mặt trời sẽ giúp bạn tỉnh táo, năng động và có cảm hứng để làm nhiều việc hơn là chỉ cày phim hay ngủ nướng suốt cả ngày.

lời khuyên

Không nằm trên giường

Khi đi học về, bạn còn rất nhiều công việc bên ngoài thay vì chỉ nằm trên giường. Nằm nhiều trên giường sẽ khiến bạn cảm thấy buồn chán và lại buồn ngủ. Hãy cố gắng ngồi trên sàn nhà, trên bàn học thay vì cứ nằm trên giường. Bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và năng động hơn trong suốt cả ngày.

Nghe những bài hát mà bạn không biết

Nghe có vẻ lạ, nhưng nghe những bài hát mà bạn không biết sẽ giúp bạn năng động hơn, học tập chăm chỉ hơn và bớt lười biếng hơn. Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng làm một bài luận khó nhằn, hãy thử nghe những bản nhạc bạn chưa nghe bao giờ.

Lên kế hoạch trước

Lên kế hoạch làm việc, nghĩ đến thành quả sau khi công việc hoàn thành sẽ tạo động lực cho bạn làm việc chăm chỉ và hiệu quả hơn. Nếu bạn ghét việc phải "nước đến chân mới nhảy", phải thức trắng đêm để ôn bài hay làm bài luận trước deadline thì hãy lập kế hoạch và hoàn thành thật sớm nhé.

lời khuyên

Chặn các trang web làm bạn phân tâm

Bạn vừa học bài, vừa làm bài luận… vừa lướt Facebook, Twitter hoặc Instagram? Đôi khi, vì quá mải lướt web và chat chit, bạn đã đi ngủ với bài tập còn y nguyên. Cách dễ dàng để học tập hiệu quả hơn là chặn các trang mạng xã hội làm bạn phân tán khi học tập hoặc ít nhất là bạn sẽ chặn những trang đó trong thời điểm nhất định. Ví dụ: nếu bạn cần hoàn thành bài tập của mình trong 2 tiếng, hãy chặn các trang web làm bạn phân tâm trong vòng 2 tiếng và chắc chắn bạn sẽ hoàn thành bài tập trước kế hoạch.

Đi dạo

Sau khi học tập, làm việc trong thời gian dài, bạn nên tự thưởng cho mình một vài phút đi bộ thảnh thơi bên ngoài. Đi bộ sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn máu để bạn có thể tiếp tục học tập, làm việc hiệu quả hơn.

Đi đến đâu đó

Nếu bạn cần phải ôn thi cho kỳ thi cuối cùng, thay vì học ở nhà với nhiều thứ cám dỗ bạn đi vào giấc ngủ, hãy thử đi đến những nơi khác để học tập như thư viện hoặc quán cà phê. Đến những địa điểm bạn sẽ gặp những người tập trung học tập và làm việc chăm chỉ, bạn cũng sẽ có cảm hứng để học tập làm việc giống như họ.

22 June, 2017

Hướng Dẫn Về Nhiên Liệu Và Vật Liệu Bôi Trơn - Phần 1

Mô Tả

Nhiều loại nhiên liệu và vật liệu bôi trơn được sử dụng trên xe ô tô. Một trong số chúng có chứa những chất rất độc và dễ cháy và phải được xử lý cẩn thận.
Xin hãy lưu ý rằng nếu những loại nhiên liệu hay vật liệu bôi trơn được sử dụng nhầm lẫn, nó có thể gây nên hư hỏng nặng nề các chi tiết.
Điều quan trọng là phải nắm được các loại nhiên liệu và vật liệu bôi trơn khác nhau.
nhiên liệu

Nhiên Liệu

Nhiên liệu được dùng chủ yếu cho ô tô bao gồm xăng và nhiên liệu diesel (dầu nhẹ), cùng với cồn, LPG và các loại nhiên liệu khác.
Ở đây, chúng ta sẽ thảo luận hai loại nhiên liệu phổ biến: Xăng và nhiên liệu Diesel.
Lưu Ý: Xăng bị biến chất theo thời gian.
nhiên liệu
Xăng
Xăng là một hợp chất của Hydro Cacbon được sản xuất bằng chưng cất dầu mỏ.
Xăng là chất dễ bay hơi và tạo ra nhiệt lượng lớn.
Xăng cũng thỏa mãn những điều kiện để dùng làm nhiên liệu cho ô tô sau đây:
  • Không có chất độc hại.
  • Có tính chất chống kích nổ cao.
  • Giá thành tương đối thấp.
Vì những lý do đó mà xăng được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ xăng.
Chú Ý: Xăng dễ bay hơi, và sẽ bốc hơi thành một khí dễ cháy ngay khi tiếp xúc với không khí. Do nó dễ bắt cháy bằng một tia lửa nhỏ và vì vậy rất nguy hiểm, nó phải được sử dụng cẩn thận.
nhiên liệu
Trị số Ốc-tan
Trị số Ốc-tan là một trong những tiêu chí đại diện cho đặc tính của xăng và đại diện đặc tính chống kích nổ.
Xăng với trị số Ốc-tan cao ít gây nên tiếng gõ cho động cơ hơn so với xăng có trị số Ốc-tan thấp.
Để tăng trị số Ốc-tan của xe, một số loại xăng có chứa chì, trong khi một số loại khác được thiết kế để sử dụng xăng không chì, cần phải sử dụng đúng loại xăng.
Lưu Ý: Tiếng gõ được tạo ra do sự cháy không bình thường của hỗn hợp hòa khí trong xy-lanh. Tiếng gõ này sinh ra do hiện tượng gõ liên tục vào thành xy-lanh, nó làm giảm công suất của động cơ.
nhiên liệu
Nhiên liệu Diesel
Nhiên liệu diesel (đôi khi được gọi là "dầu nhẹ") là hợp chất của Hydro Cacbon mà được chưng cất sau xăng và dầu hỏa mà đã được chưng cất từ dầu mỏ ở nhiệt độ từ 150 đến 370oC. Nhiên liệu diesel được sử dụng chủ yếu để chạy động cơ diesel.
Chú Ý:
  • Không giống xăng, nhiên liệu diesel cũng có tác dụng bôi trơn.
    Không được dùng nhiên liệu do nếu xăng đổ vào động cơ diesel do nhầm lẫn, nó có thể là hư hỏng bơm cao áp và vòi phun.
  • Nhiên liệu diesel được chia ra thành nhiều loại, chủ yếu dựa vào độ lỏng của nó, do độ lỏng giảm xuống khi nhiệt độ giảm. Loại nhiên liệu sử dụng phải phụ thuộc vào môi trường (nhiệt độ) sử dụng.
nhiên liệu
Trị số cê-tan
Trị số cê-tan cho biết khả năng bốc cháy của nhiên liệu diesel.
Trị số cao, khả năng bốc cháy của nhiên liệu sẽ tốt hơn và sẽ ít tiếng gõ hơn.
Giá trị cê-tan nhỏ nhất có thể chấp nhận được của nhiên liệu sử dụng cho động cơ diesel ô tô cao tốc là khoảng 40 đến 50.
Lưu ý: Tiếng gõ diesel sinh ra khi khoảng thời gian trước khi bốc cháy (thời gian cháy trễ) quá dài, như khi sử dụng nhiên liệu có trị số cê-tan thấp, với nhiệt độ thấp hay tốc độ thấp. Khi khoảng thời gian trước khi bốc cháy dài, nhiên liệu còn lại trong xy-lanh sẽ cháy hay nổ cùng một lúc, làm cho áp suất tăng lên đột ngột. Điều này tạo ra một tiếng gõ lớn.
nhiên liệu

Các Loại Vật Liệu Bôi Trơn

Hầu hết các chất bôi trơn trên ô tô tạo thành từ dầu mỏ và có nhiệu loại phụ gia. Một số loại được làm từ chất tổng hợp.
Phần này sẽ mô tả các loại vật liệu bôi trơn sau:
  • Dầu động cơ.
  • Dầu bánh răng.
  • Mỡ.
  • Dầu thủy lực.
  • LLC (nước làm mát có tuổi thọ cao).
  • Keo.
Lưu Ý:
Chất bôi trơn được phân loại thành dầu và chất lỏng theo mục đích sử dụng.
Dầu: Mục đích chính là bôi trơn.
Dầu thủy lực: Mục đích chính là vận hành các chi tiết của hệ thống bằng áp suất thủy lực.
nhiên liệu
Dầu động cơ
Dầu động cơ bôi trơn các chi tiết bên trong của động cơ. Dầu động cơ có 4 chức năng chính như sau:
nhiên liệu
1. Bôi trơn: Dầu động cơ bôi trơn các bề mặt kim loại tiếp xúc với nhau trong động cơ bằng cách tạo thành một màng dầu phủ lên chúng, do đó giảm tối thiểu ma sát giữa các bề mặt kim loại.
2. Làm mát: Dầu động cơ làm mát bằng cách hấp thụ nhiệt từ những khu vực mà không thể làm mát dễ dàng bằng hệ thống làm mát, như pít-tông và các bề mặt tiếp xúc nhau.
3. Làm sạch: Dầu động cơ cuốn những cặn bẩn tạo ra do sự cháy và các hạt kim loại vào trong dầu, và không cho phép chúng bám vào các chi tiết bên trong.
4. Làm kín: Dầu động cơ tạo thành một màng dầu giữa pít-tông và xy-lanh. Nó có tác dụng giảm đến mức thấp nhất khí cháy lọt ra ngoài.
Các phương pháp phân loại mô tả những tính chất của dầu động cơ như sau:
SAE: SAE (Hiệp Hội Kỹ Sư Ô Tô) phân loại theo độ nhớt của dầu động cơ.
API/ILSAC: (Viện Dầu Mỏ Hoa Kỳ/Ủy Ban Chứng Nhận và Tiêu Chuẩn Hóa Bôi Trơn) phân loại theo chất lượng của dầu động cơ.
ACEA: (Association des Constructeurs Europ-ens de I'Automobile) Nó được ủy quyền bởi Hiệp Hội Dầu Châu Âu.
Chú Ý:
  • Dầu động cơ cho động cơ diesel và xăng là khác nhau. Áp suất nén và áp suất cháy bên trong động cơ diesel rất cao và một lực lớn tác dụng lên các chi tiết chuyển động quay. Do đó, dầu động cơ dùng trong động cơ diesel phải tạo thành một màng dầu rất chắc. Tuy nhiên, hiện nay một loại dầu cho cả động cơ diesel và xăng đã được sản xuất.
  • Dầu động cơ bị biến chất do oxy hóa hay nhiệt, và phải được thay thế định kỳ.
Phân loại độ nhớt của dầu theo chỉ số SEA
Những chỉ số này cho biết nhiệt độ môi trường mà một loại dầu nào đó có thể được sử dụng.
Ví dụ: 10W-30 - số này lớn hơn thì dầu có độ nhớt cao hơn.
Dầu có trị số độ nhớt mô tả trong phạm vi như SEA 10W-30 được gọi là dầu "đa cấp".
nếu chữ số đầu tiên, ví dụ như số 10 - thấp, dầu sẽ ít bị đắc lại dưới nhiệt độ thấp. Nếu chữ số thứ hai, ví dụ như số 30 - cao, dầu sẽ bị loãng ra dưới nhiệt độ cao. Chữ "W" có nghĩa là "Winter - Mùa đông", cho biết bằng độ nhớt này được áp dụng cho nhiệt độ thấp.
nhiên liệu
Phân loại chất lượng dầu API
Cho biết mức độ của điều kiện lái xe mà dầu có thể chịu được. Đối với động cơ xăng, dầu được phân cấp từ SA đến SL, mặc dù dầu SE hay cao hơn được dùng cho ô tô. Cấp dầu SL là cấp chất lượng cao nhất của dầu*. Đối với động cơ diesel, dầu được phân cấp từ CA đến CF-4, với CF-4 là cấp chất lượng cao nhất.
* Cho đến tháng 3/2002
nhiên liệu
Phân loại chất lượng dầu ILSAC
Ngoài việc vượt qua được tiêu chuẩn API, những loại dầu này đã vượt quá kiểm tra tiêu hao nhiên liệu ILSAC.
Chúng được phân loại GF-1 và F-2 tùy theo tính năng kinh tế nhiên liệu của chúng. GF-2 là cấp cao nhất.
Dầu bánh răng
Dầu bánh răng có trị số độ nhớt và chất lượng cao để chịu được áp suất cao sinh ra do các bánh răng ăn khớp với nhau.
Dầu bánh răng được chia theo ứng dụng của chúng, như cho hộp số, vi sai hay hệ thống lái thường, v.v.
Cũng như dầu động cơ, dầu bánh răng cũng được phân loại theo độ nhớt (phân loại SEA) và đánh giá chất lượng (phân loại API).

09 February, 2017

Những Bệnh Thường Gặp Của Hệ Thống Làm Mát Trên Ô Tô

Động cơ quá nhiệt, nước làm mát bị rò rỉ, tắc két nước hay quạt làm mát không hoạt động là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống làm mát.

Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng làm nhiệt độ tăng ảnh hưởng hệ thống làm mát động cơ. Nếu hệ thống làm mát gặp sự cố, sẽ làm bó máy, cong vênh hoặc nặng hơn làm hỏng.
Hệ thống làm mát động cơ có nhiệm vụ loại bỏ nhiệt trong quá trình đốt cháy và duy trì nhiệt độ thích hợp. Bệnh thường gặp nhất là kẹt van hằng nhiệt làm cho động cơ bị quá nhiệt. Ngoài ra, két nước lâu ngày không vệ sinh, mức nước làm mát quá thấp hay quạt không hoạt động cũng khiến động cơ bị nóng.

Vị trí bình chứa nước làm mát trên xe Audi.

những bệnh

Để kiểm tra, mở nắp ca-pô và quan sát mức nước làm mát có nằm ở trong phạm vi cho phép hay không. Nếu mức nước ở dưới vạch tiêu chuẩn, có thể bị rò rỉ. Khi đó, cần bổ sung thêm nước mát. Tránh mở nắp bình khi nước còn đang nóng vì có thể nước đang sôi, áp suất tăng, hơi nước sẽ làm bỏng.
Sau vài phút khởi động xe mà động cơ vẫn quá nóng, nguyên nhân chủ yếu là do van hằng nhiệt. Trong hệ thống làm mát xe hơi, van hằng nhiệt là chi tiết khá quan trọng, với chức năng điều tiết đảm bảo nhiệt độ nước làm mát tuần hoàn và luôn duy trì ở nhiệt độ từ 80 đến 95oC. Van vẫn đóng khi nhiệt độ ở mức 70oC, nước làm mát chỉ lưu thông bên trong động cơ mà không đi ra két làm mát. Khi nhiệt độ nước vượt ngưỡng 70oC, thì van mới mở, nước làm mát sẽ lưu thông tuần hoàn từ động cơ ra két nước.
Nếu không sử dụng van hằng nhiệt, thời gian làm nóng động cơ kéo dài, nhiên liệu bốc hơi kém dẫn đến tốn nhiên liệu. Với các động cơ sử dụng công nghệ phun xăng điện tử, khi động cơ làm việc ở nhiệt độ thấp, ECU sẽ điều khiển phun xăng đậm dẫn đến tốn nhiên liệu.

Vệ sinh két nước làm mát.

những bệnh

Khi van hằng nhiệt bị kẹt, làm động cơ nóng quá mức, làm giãn nở các chi tiết máy gây bó máy. Để kiểm tra van hằng nhiệt bằng cách cho xe nổ máy, theo dõi đồng hồ nhiệt trên bảng táp-lô, đến khi nhiệt độ đạt mức 70 đến 80oC, mở nắp ca-pô, sờ tay vào đường ống phía trên van. Nếu đường ống ấm dần lên có thể cảm nhận được, có nghĩa van vẫn hoạt động tốt. Hoặc có thể tháo van ra, cho vào nước và đun nóng đến khoảng 95oC, nếu van mở ra khoảng 5 đến 8 mm là được.
Tắc két nước là hiện tượng rất hay gặp mà nguyên nhân chủ yếu lại thuộc về con người. Không thay nước làm mát định kỳ, sử dụng nước làm mát không đúng tiêu chuẩn. Đây là những nguyên nhân gây ra hiện tượng đóng cặn trong hệ thống làm mát. Sau một thời gian sử dụng, cặn bẩn tích tụ lại, bám trên các thành của ống dẫn trên két nước dẫn tới bị tắc khiến nước lưu thông kém hoặc tắc dần.
Ngoài van hằng nhiệt và két nước, để hệ thống làm mát hoạt động hiệu quả cũng cần phải kiểm tra dây đai, các đường ống và quạt. Khi nhiệt độ ở mức trên 90 độ thì quạt sẽ hoạt động với các xe sử dụng quạt để làm mát. Để kiểm tra, cho xe làm việc ở chế độ không tải, quan sát nhiệt độ nước làm mát trên bảng điều khiển, quạt sẽ khởi động khi ở nhiệt độ cao.
Nếu quạt không hoạt động, nên tắt máy để tránh gặp nguy hiểm cho động cơ. Chờ máy nguội, thử bật điều hòa, nếu quạt quay có thể công tắc nhiệt độ quạt bị suy giảm. Nếu quạt không hoạt động, cần kiểm tra hệ thống điện. Với trường hợp quạt hoạt động tốt, nên kiểm tra phần rìa két nước xem có bị bụi bẩn, bụi bẩn cũng làm cản trở quá trình trao đổi nhiệt.

Quạt làm mát két nước.

những bệnh

Nếu két nước, quạt, van hằng nhiệt hoạt động bình thường, có thể bơm nước gặp vấn đề. Bơm nước có nhiệm vụ luân chuyển dòng nước phía trong động cơ đi qua két nước làm mát và quay trở lại động cơ. Khi bơm hỏng, nước làm mát không được luân chuyển dẫn đến nhiệt độ tăng, làm sôi nước dẫn đến động cơ bị quá nhiệt. Cũng có trường hợp dây đai truyền động bị chùng làm cho bơm không hoạt đông.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, nên thay nước làm mát sau 40.000 đến 50.000 km hoặc sau 2 đến 3 năm sử dụng. Kiểm tra mức nước làm mát thường xuyên và định kỳ bổ sung nếu cần thiết. Cần tắt ngay động cơ khi gặp hiện tượng nhiệt độ động cơ tăng cao, xuống kiểm tra hoặc gọi cứu hộ.
Theo oto-hui.com

Các Mẹo Nhỏ Giúp Tăng Tốc Độ Máy Tính Của Bạn

Bạn dùng máy tính được một thời gian và cảm thấy máy tính chạy càng ngày càng chậm? Tốc độ chậm chạp của máy tính sẽ thể hiện qua thời gian khởi động, tắt máy tăng lên; các chương trình, game mở và chạy chậm, hay giật, đơ,…

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn một số mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện hiệu suất, tăng tốc độ làm việc của máy tính. Đây thực sự chỉ là các mẹo nhỏ, không phải thủ thuật cao siêu gì tuy nhiên nếu bạn thực hiện tốt các mẹo nhỏ này thì máy tính của bạn sẽ chạy rất Ok đó. Tin mình đi!

1. Cài đặt hệ thống – System Settings

A) Theme
Từ Windows 7 trở đi thì giao diện được tối ưu rất đẹp, nhiều hiệu ứng đổ bóng, trong suốt,… Các Theme đó sẽ ngốn khá nhiều tài nguyên của máy, bao gồm cả GPU và CPU. Do vậy nếu cấu hình máy tính của bạn không thực sự mạnh thì mình khuyên nên sử dụng Theme Windows Classic – Hy sinh giao diện đẹp, long lanh để đổi lại hiệu suất và tài nguyên cho máy tính chạy các chương trình khác.
các mẹo

B) Cài đặt Performance
Có rất nhiều hiệu ứng – Visual Effects làm đẹp cho Windows, và đương nhiên chúng tiêu tốn nhiều tài nguyên của máy. Với tiêu chí là đạt tốc độ máy tính tốt nhất nên mình khuyên bạn hy sinh mặt đẹp và long lanh đi nhé!
Trên Win 7, bạn nhấn nút Start => Nháy chuột phải vào phần Computer và chọn Properties. Tiếp theo chọn Advanced system settings => Chọn Settings. Giao diện phần cài đặt Performance sẽ hiện ra.
Trên Windows 8 trở đi, Bạn di chuột sang góc bên phải của màn hình. Chọn Search và tìm “Performance“. Trong phần Setting bạn sẽ thấy.

các mẹo

Phần cài đặt Performance Options sẽ giống nhau trên cả Win 7 và 8, 8.1,.. Để tối ưu tốc độ tốt nhất cho máy tính bạn thiết lập như sau.
  1. Đầu tiên, Click chọn Adjust for best performance. – Tối ưu nhất cho hiệu suất máy tính.
  2. Tại phần bên dưới bạn tích chọn Smooth edges of screen fonts – Để đảm bảo hiển thị Font chữ tốt.
  3. Làm 2 bước 1 và 2 là Performance tối ưu nhất cho tốc độ máy tính. Trông giao diện Windows lúc này sẽ xấu. Bạn Click chọn thêm một số mục ở bên dưới để trông đẹp hơn, tuy nhiên càng tích chọn thêm thì càng tốn tài nguyên nên bạn phải cân nhắc.

các mẹo

Sau khi thiết lập xong bạn nhấn Apply => OK.
C) User Account Control
Máy tính sẽ kiểm tra và hiện hộp thoại yêu cầu bạn xác nhận khi cài phần mềm, cài đặt các thiết lập. Điều này đảm bảo mục đích an ninh, tuy nhiên các hộp thoại thông báo này làm Delay, tăng thời gian thao tác cũng như làm chậm máy. Lời khuyên của mình là bạn nên thiết lập lại User Account Control về mức thấp nhất, không hiện thông báo nữa.
Trên Win 7: Nhấn nút Start => Tìm kiếm “UAC” sau đó chọn mở User Account Control 
Trên Win 8 trở lên: Tại ô Search => Tìm UAC

các mẹo

D) Cài đặt Power Plan
Phần cài đặt hoạt động của máy tính theo nguồn điện – hay dùng PIN này theo mặc định sẽ giảm hiệu suất của máy tính. Do mục đích tiết kiệm pin nên khi để chế độ Power Save thì hiệu suất CPU, Card màn hình,… sẽ tự động giảm xuống. Khi đó nếu vẫn muốn sử dụng tốc độ cao nhất của máy bạn chọn lại về chế độ Balanced hoặc High Performance.

các mẹo

E) Tắt hiển thị Thumbnail
Để tắt chế độ này, cả trên Win 7, 8,.. bạn tìm ô Search (Tại nút Start hoặc thanh Charmbar) sau đó gõ tìm kiếm và mở folder and search. Chọn tiếp sang Tab View => Bỏ tích Display file icon on thumbnails. Sau đó nhấn Apply => OK.

các mẹo

2. Tắt các Services ít dùng

Có rất nhiều dịch vụ có thể được tắt mà không ảnh hưởng đến hệ thống. Điều quan trọng là phải biết những gì bạn có thể tắt được, và những gì không được phép tắt. Dưới đây là một danh sách những gì có thể được vô hiệu hóa:
  1. Application experience
  2. Desktop Windows Manager
  3. Session Manager
  4. Diagnostic Policy Service
  5. Distributed Link Tacking Client
  6. IP Helper
  7. Offline Files
  8. Portable Device Enumerator Service
  9. Protected Storage
  10. Security Center
  11. Tablet PC Input Service
  12. TCP/IP NetBIOS Helper
  13. Themes
  14. Windows Error Reporting Service
  15. Windows Media Center Service Launcher
  16. Windows Search
Một số Services có thể bạn ít dùng nhưng đôi lúc vẫn cần đến. Bạn có thể cân nhắc trước khi vô hiệu hóa chúng. Nhưng cũng đừng lo lắng, nếu bạn cần dùng thì hoàn toàn có thể bật trở lại.
Để vào phần Services bạn gõ vào phần Search tại nút Start Win 7 hoặc ô Search tại Chambar của Win 8, 8.1 cụm từ sau: “services”. Mở ra giao diện như sau:

các mẹo

Để cài đặt, tạm dừng, Stop, bật lại,… một Service  bạn chọn nó và nhấn chuột phải => Chọn Properties. Tại đây bạn có thể chọn Stop, Pause,.. cũng như tùy chọn Service đó có khởi động cùng máy tính hay không.

các mẹo

3. Tinh chỉnh Registry

 Tinh chỉnh Registry sẽ can thiệp khá nhiều vào hệ điều hành, vì vậy nó dành cho những bạn rành về máy tính hoặc cẩn thận làm theo các hướng dẫn và không táy máy lung tung.
Để vào giao diện Registry bạn làm như sau: Nhấn phím tắt: Windows + R để mở hộp thoại RUN.
Sau đó gõ vào “regedit” và Enter.

các mẹo

Các phần bạn có thể tinh chỉnh để tăng tốc độ máy tính sẽ ở dưới đây:
Tối ưu hóa hiệu suất hệ thống. Bạn mở theo thứ tự sau: [HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Session Manager\Memory Management]
Chỉnh sửa mục: “DisablePagingExecutive” = dword:00000001
Prefetcher tweak (faster booting) Khởi động nhanh.
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Session Manager\Memory Management\PrefetchParameters]
Sửa phần “EnablePrefetcher” = dword:00000003
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Dfrg\BootOptimizeFunction]
“Enable” = “Y”
Make your computer shut down faster – Tắt máy nhanh hơn
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control]
“WaitToKillServiceTimeout” = “2000”
Enable quick reboot – Khởi động lại máy nhanh
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows NT\CurrentVersion\Winlogon]
“EnableQuickReboot” = “1”
Large system cache – Hệ thống bộ nhớ Cache lớn hơn
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Session Manager\Memory Management]
“LargeSystemCache” = dword:00000001
Force windows to unload unused dlls from memory
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer]
“AlwaysUnloadDLL” = dword:00000001
CD-ROM speed up – Tăng tốc cho ổ CD/DVD
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\FileSystem\CDFS]
“Prefetch” = dword:00004000
“PrefetchTail” = dword:00004000
“CacheSize” = hex:ff,ff,00,00
Speed up opening of “My Computer” – Tăng tốc khi mở My Computer
[HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Policies\Explorer]
“NoRemoteRecursiveEvents” = dword:00000001
Speed up opening of “Start Menu” – Cải thiện tốc độ mở Start Menu
[HKEY_CURRENT_USER\Control Panel\Desktop]
“MenuShowDelay” = “4”
Launch Explorer as a separate process
[HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Advanced]
“SeparateProcess” = dword:00000001

4. Thiết lập phần Startup

Các phần mềm, chương trình khởi động cùng máy tính đôi khi không thực sự cần thiết. Bạn có thể bật máy tính lên và mở các chương trình đó chỉ khi cần dùng đến. Như vậy sẽ giảm thời gian khởi động máy tính, hạn chế treo máy khi bắt đầu bật máy lên với máy cấu hình thấp.
Cách thiết lập bạn làm theo hướng dẫn sau: Cách Tắt Một Số Ứng Dụng Chạy Khi Khởi Động Máy

5. Gỡ bỏ các chương trình không dùng đến nữa

Máy tính thường sẽ chậm chạp dần khi bạn cài đặt nhiều phần mềm, Game vào máy. Ổ cài Win, ổ C:/ của bạn sẽ càng ngày càng đầy hơn, Khi Full ổ thì máy chậm đi khá rõ rệt. Ngoài ra có nhiều công cụ rác, phần mềm rác bạn bị cài vào máy một cách vô tình, chúng làm chậm máy tính.
Vì vậy gỡ bỏ sạch sẽ các phần mềm, Game không dùng đến nữa và các chương trình Rác sẽ tăng tốc máy tính.
Trên Windows 7: Nhấn Start => Control Panel => Programs and Features.
Từ Win 8 trở đi: Bạn nhấn phím tắt Windows + X. Sau đó chọn Programs and Features.
Giao diện hiện ra sẽ giống nhau trên các phiên bản Windows: Bạn chọn phần mềm muốn gỡ => Nhấn Uninstall.

các mẹo

Các công cụ lạ, thanh Bar, hay Ask là mấy tiện ích rác bị cài ngầm vào trình duyệt, máy tính. Bạn cần tìm chúng và gỡ đi.

6. Turn off Features

Giống như các chương trình trong phần Programs ở trên, các Features cũng làm chậm máy tính. Có một số mà bạn có thể tắt chúng đi.
Vẫn ở cửa sổ Programs and Features. Bạn click chọn Turn Windows features on or off. Dưới đây là một số Features bạn có thể tắt đi:
1. Games
2. Internet Explorer
3. Media Features
4. Print and Document Services (if you do not print)
5. Tablet PC Components
6. Windows Gadget Platform
7. Windows Search

7. Các phần mềm hỗ trợ dọn dẹp, tăng tốc máy tính

Phần mềm dọn dẹp máy tính
Một công cụ được mình đánh giá khá cao trong việc dọn dẹp máy tính, cũng như các tính năng giúp cải thiện tốc độ máy tính là CCleaner.
Disk Defragmenters – Chống phân mảnh cho ổ cứng
Đây cũng là công việc tốt giúp tăng tốc độ do cải thiện việc truy xuất dữ liệu của ổ cứng. Bạn có thể dùng công cụ mặc định của Windows là Disk Defragmenters. Hoặc có thể dùng phần mềm khác cũng rất hay là: Defraggler
Trình dọn ổ mặc định của Windows: Disk Cleanup. Nếu bạn dùng CCleaner thì không cần dùng tới công cụ này nữa.

Kết luận

Hy vọng rằng các cách tăng tốc cho máy tính này sẽ hữu ích với bạn. Bạn không cần phải áp dụng tất cả các cách, và áp dụng giống hệt những gì mình nêu ra. Hãy tùy biến sao cho tối ưu nhất, và đơn giản với bạn nhất.
Ngoài ra khởi động lại máy khi cảm thấy chạy chậm và đơ có thể là giải pháp tạm thời nhưng hiệu quả để máy chạy tốt hơn.